Nhà Fatima hay al-Fāṭimiyyūn (tiếng Ả Rập الفاطميون) là một Triều đại khalip theo Hồi giáo Shi'a Ismaili đã ngự trị một vùng lãnh thổ rộng lớn trong thế giới Ả Rập, từ Biển Đỏ ở phía Đông tới Đại Tây Dương ở phía Tây. Khởi nghiệp từ Tunisia, Vương triều Fatima mở rộng quyền thống trị của mình qua vùng ven biển Địa Trung Hải của châu Phi, và cuối cùng đưa Ai Cập thành trung tâm của Nhà nước khalip này. Ở đỉnh của mình, thêm vào Ai Cập, Nhà nước Khalip Fatima kiểm soát nhiều lãnh thổ ở Maghreb, Sudan, Sicilia, vùng Levant, và Hijaz.

Fatimid Caliphate
909–1171
The Fatimid dynastic color was white, in opposition to Abbasid black, while red and yellow banners were associated with the Fatimid caliph's person.[1] Fatimid Caliphate
The Fatimid dynastic color was white, in opposition to Abbasid black, while red and yellow banners were associated with the Fatimid caliph's person.[1]
Location of Fatimid Caliphate
Tổng quan
Thủ đô
Ngôn ngữ thông dụng
Tôn giáo chính
Islam (Ismaili Shia)
Chính trị
Chính phủCaliphate
Caliph 
• 909–934 (first)
al-Mahdi Billah
• 1160–1171 (last)
al-'Āḍid
Lịch sử
Thời kỳEarly Middle Ages
• Thành lập
5 January 909
• Foundation of Cairo
8 August 969
• Giải thể
1171
Địa lý
Diện tích 
• 969[2][3]
4.100.000 km2
(1.583.019 mi2)
Kinh tế
Đơn vị tiền tệDinar
Tiền thân
Kế tục
Abbasid Caliphate
Aghlabid Emirate
Ikhshidid Wilayah
Emirate of Tahert
Ayyubid Sultanate
Outremer
Emirate of Sicily
Zirid Emirate
Hammadid Emirate

Lịch sử sửa

Vương triều Fatima thiết lập thành phố Mahdia ở Tunisia và đóng đô tại đây, và xây dựng thành phố Cairo năm 969. Sau đó, Nhà nước Khalip dời đô về Cairo, với Ai Cập trở thành trung tâm chính trị, văn hóatôn giáo của quốc gia. Thế kỷ 4 theo Hồi lịch, tức thế kỷ 10 theo Tây lịch, được Louis Massignon đánh giá là ‘thế kỷ Ismail trong lịch sử Hồi giáo’.[4]

Đôi khi người ta dùng thuật ngữ Fatimite để chỉ các công dân dưới chế độ Khalip này. Nhánh Ismaili của đạo Shia trở thành tầng lớp thống trị của quốc gia. Các quốc trưởng nhà Fatima cũng kiêm nhiệm Imam của Shia Ismaili, do đó, họ đóng vai trò tôn giáo quan trọng đối với các tín Hồi giáo Ismaili. Họ cũng nằm trong hàng loạt người nắm giữ chứ vụ khalip, như một số tín đồ Hồi giáo công nhận. Do vậy, đây trở thành một thời kỳ duy nhất trong lịch sử mà các hậu duệ của Ali (Vương triều này được đặt theo tên của vợ Ali là Fatima) và chế độ Khalip được hợp nhất ở một mức độ nào đó, ngoại trừ giai đoạn cuối của Nhà nước Khalip Rashidun dưới quyền bản thân Ali.

Nhà nước Khalip được ca ngợi vì thực thi một mức độ khoan dung tôn giáo đối với các nhánh ngoài Ismaili của đạo Hồi cũng như đối với người Do Thái, người Malta Ki-tô giáongười Copt Ki-tô giáo.[5]

Không những là một trong những đế quốc Ả Rập quan trọng nhất trong thời đại Hồi giáo, Vương triều Fatima còn nổi bật vì vai trò hệ trọng của người Berber trong cuộc khai quốc của nó. Nhà nước khalip tồn tại từ năm 909 đến năm 1171, khi Saladin xưng làm Sultan xứ Ai Cập, và tuyên bố Ai Cập trên danh nghĩa trở lại thần phục nhà Abbas theo Hồi giáo Sunni.

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Hathaway, Jane (2012). A Tale of Two Factions: Myth, Memory, and Identity in Ottoman Egypt and Yemen. SUNY Press. tr. 97. ISBN 9780791486108.
  2. ^ Turchin, Peter; Adams, Jonathan M.; Hall, Thomas D (tháng 12 năm 2006). “East-West Orientation of Historical Empires”. Journal of world-systems research. 12 (2): 222. ISSN 1076-156X. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.
  3. ^ Rein Taagepera (tháng 9 năm 1997). “Expansion and Contraction Patterns of Large Polities: Context for Russia”. International Studies Quarterly. 41 (3): 495. doi:10.1111/0020-8833.00053. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ In his "Mutanabbi devant le siècle ismaëlien de l’Islam", in Mém. de l’Inst. Français de Damas, 1935, p.
  5. ^ Wintle, Justin (2003). History of Islam. London: Rough Guides Ltd. tr. 136–7. ISBN 1-84353-018-X.

Tham khảo sửa

  • Halm, Heinz. Empire of the Mahdi. Michael Bonner trans.
  • Halm, Heinz. Die Kalifen von Kairo.
  • Walker, Paul. Exploring an Islamic Empire: Fatimid History and Its Sources.

Chú thích sửa